Dân nghề đan lát đang nỗ lực hết mình và không ngừng cải tiến kỹ thuật mới để cung cấp cho thị trường những sản phẩm thủ công chất lượng cao, tinh xảo hơn và để đưa làng nghề tiếp tục phát triển .
Nghề đan lát ở Đại An Nghề đan lát truyền thống ở xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh đóng vai trò quan trọng trong đời sống của những hộ dân nơi đây và góp phần tạo ra sự đa dạng về hàng hóa tại các chợ từ đô thị đến nông thôn. Theo ông Trịnh Hồng- chủ cơ sở vừa sản xuất sản phẩm đan lát, vừa thu mua sản phẩm của những hộ làm nhỏ lẻ để mang đi tiêu thụ ở thị trường cho biết, sản phẩm đan đát của đồng bào Khmer khá đa dạng và phong phú. Mỗi loại đều có một quy trình và cách thức thực hiện khác nhau. Nghề đan lát của người Khmer rất công phu, phải cần mẫn, khéo léo và chỉ có những người lớn tuổi mới có kinh nghiệm tạo ra các sản phẩm giống đặc trưng của người Khmer. Sản phẩm đan lát ở Đại An dùng nguyên liệu tre chủ yếu bằng loại tre già, trúc. Khi mua nguyên liệu về, người làm sẽ chẻ thành nan nhỏ để đan. Để để tạo độ bền, sử dụng càng lâu ngày càng bóng người ta sẽ đun luộc nan rồi mới tiến hành đan. Công đoạn đan không phức tạp, nhưng bắt buộc người đan phải là người có tay nghề cao, để khi nang tre được đan phải khít vào nhau và không tạo ra kẻ hở, đặc biệt là khi làm sản phẩm thúng.Vì vậy, khi làm những sản phẩm này, người thợ phải có kinh nghiệm, kỹ thuật phải khéo léo, có tính cần mẫn để những sản phẩm làm ra được đẹp và trông bắt mắt người tiêu dùng.
Xem thêm: các mẫu đèn lồng tre
Ban đầu, người dân nơi đây làm nghề này nhằm tận dụng thời gian nông nhàn để tạo ra những vật dụng trong gia đình. Dần dần các sản phẩm này được nhiều nơi ưa chuộng nên từ đó hình thành nhu cầu mua bán trên thị trường và chuyên biệt hóa trong sản xuất. Mỗi xóm sản xuất một loại sản phẩm khác nhau
Tác giả bài viết: Đèn Lồng Sài Gòn
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn https://denlongsaigon.com/ là vi phạm bản quyền
Liên kết với chúng tôi